Những điều cần biết về mì Ramen Nhật Bản

Mì ramen là món ăn phổ biến ở các nước Trung Quốc, Nhật bản. Đây là loại mì được chế biến đơn giản từ những sợi mì khô nhỏ đi kèm với gói hương vị chứa hàm lượng natri cao. Mặc dù có nhiều biến thể nhưng thành phần chính của mì ramen là nước dùng, sợi mì dài, mỏng và nhiều loại topping khác nhau. Cùng tìm hiểu về đặc điểm và lợi ích sức khỏe của mì ramen quan bài viết dưới đây.

Mì ramen là gì?

“Mì ramen của nước nào?”. Mì ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản vào cuối những năm 1990. Ở Nhật Bản sau chiến tranh, vụ thu hoạch lúa tồi tệ nhất kết hợp với tình trạng thiếu lương thực đã giúp ramen – một loại thực phẩm làm từ bột mì trở nên phổ biến. Các quầy mì ramen bắt đầu mọc lên khắp các thành phố và thị trấn. Năm 1958, Momofuku Ando – người sáng lập của Nissin Foods đã phát minh ra mì ăn liền và đưa mì ramen trở nên phổ biến, nổi tiếng trên toàn cầu. Ngày nay, mì ramen được xem như một phần quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản.

Đối với nhiều người, mì ramen là món ăn tiện lợi phù hợp với giá tiền. Mì ramen có thể nóng hổi, đậm đà là món ăn thoải mái nhất mà bạn được thưởng thức ở nhà, hoặc có lẽ nói gợi lại những ký ức về những ngày đại học với những đêm khuya, cảm giác thèm đồ ăn mặn với ngân sách eo hẹp. Khi nghĩ đến mì ramen Nhật, bạn sẽ liên tưởng đến nước dùng thơm ngon, tinh tế được nấu trong nhiều giờ và sợi mì tươi, dai được phục vụ tại quán ăn mang phong cách Nhật Bản.

Thành phần của mì ramen

“Mì ramen là gì?”. Về cơ bản, ramen Nhật Bản là một món súp mì bao gồm mì, nước dùng và toppings kiểu Trung Quốc. Ramen ăn liền có thể bao gồm một khối mì được chiên sơ qua hoặc sấy khô trong không khí, một gói hương vị. Mì sau đó được nấu chín bằng nước sôi.

Các loại nước dùng chính cho mì ramen có thể kể đến như sau:

  • Shoyu: Một loại nước dùng có màu nâu trong, nhạt hơn thường được nêm với nước tương, hải sản khô, nấm khô hoặc một số thành phần khác…;
  • Shio: Nước dùng trong có màu sáng thưởng được làm từ nước gà luộc;
  • Miso: Nước dùng dạng kem có thể có màu từ kem nhạt đến đỏ, được nêm bằng miso – một loại tương đậu nành lên men;
  • Tonkotsu: Nước dùng đậm đà, béo ngậy làm từ xương heo ninh nhừ.

Topping sử dụng trong mì ramen Nhật Bản rất đa dạng như chả cá, trứng luộc, thịt luộc, rau… mì ramen ăn liền có thể đi kèm với một gói rau khô hoặc rong biển.

Thành phần dinh dưỡng của mì ramen

Thành phần dinh dưỡng của một số loại mì ramen có thể kể đến như sau:

Bản thân mì ramen Nhật bản cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Chúng bổ sung carbohydrate, chất béo, protein và một số vi chất dinh dưỡng như sắt và vitamin B. Bởi những thành phần dinh dưỡng như trên nên mì ramen Nhật Bản có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Cách chế biến đơn giản, tốt ít thời gian, dễ chuẩn bị nguyên liệu;
  • Hàm lượng carbohydrate cao nên mì ramen được xem là nguồn cung cấp năng lượng hữu ích, giá cả phải chăng.

Nhược điểm:

  • Ramen là loại mì ăn liền đóng gói, phụ thuộc nhiều vào natri để tạo hương vị. Các gói hương vị đi kèm với mì ramen đóng gói thường có hàm lượng natri cao. Tiêu thụ lượng natri cao mỗi ngày có liên quan đến tăng huyết áp, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim và đột quỵ;
  • Mì ramen Nhật Bản được chứng minh là làm tăng hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ. Những người ăn mì ăn liền hơn 2 lần một tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 68%. Nguy cơ này xảy ra bất kể khi người dùng có chế độ ăn thường ngày lành mạnh.

Cách làm mì ramen

Bên cạnh câu hỏi “mì ramen là gì?” thì “cách làm mì ramen như thế nào” cũng là vấn đề được quan tâm nhiều. Theo đó, cách làm mì ramen rất đơn giản. Đun sôi hai cốc nước, sau đó thả mì vào và nấu trong 3 phút. Cuối cùng, cho gói gia vị đi kèm trong hộp vào khuấy đều.

Để giảm lượng natri trong mì ramen, bạn có thể không sử dụng gói gia vị đi kèm và thay thế nó bằng nước dùng gà hoặc xương có chứa ít natri. Cuối cùng là thêm các loại topping khác như rau xanh, chả cá, trứng luộc…

Mì ramen Nhật Bản là món ăn giàu carbohydrate, giá cả phải chăng và có thể thưởng thức nhanh chóng mà không cần tốn nhiều thời gian. Mặc dù ramen ăn liền không gây hại cho sức khỏe, nhưng nó không được khuyến khích làm thức ăn đơn lẻ hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày do gói hương liệu chứa hàm lượng natri cao. Mì ramen nên được sử dụng với tần suất hợp lý để cân bằng được ưu và nhược điểm của loại thực phẩm này.